1. Giới thiệu về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc
1.1. Định nghĩa về bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc
Nói một cách dễ hiểu thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà Công ty Bảo hiểm sẽ thay mặt Chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm, chi trả cho những thiệt hại về thân thể và phương tiện của bên thứ ba khi tham gia giao thông. Bên thứ ba ở đây được hiểu là chủ phương tiện giao thông khác, bị xe ô tô (tham gia bảo hiểm) đâm va, gây thiệt hại
Từ bắt buộc đi kèm theo tên gọi bảo hiểm có ý nghĩa rằng đây là loại hình bảo hiểm bảo hiểm xe cơ giới mà Chủ xe (dù muốn hay không) bắt buộc phải tham gia theo quy định của Pháp luật. Ngày 15/01/2021 Chính phủ ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2021. Như vậy, với văn bản được Chính Phủ ban hành, có giá trị Pháp lý cũng như tính thực thi cao nhất, để thể hiện rõ trách nhiệm bắt buộc tham gia của chủ phương tiện xe cơ giới. Trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra mà chủ ô tô không xuất trình được bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc, chủ xe sẽ phải nộp phạt theo quy định của Nhà nước, đồng thời phải phải đóng tiền mua bổ sung ngay lập tức
1.2. Bằng chứng thể hiện đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
Theo Điều 6, Chương II của Nghị Định 03/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới – Ban hành ngày 15/1/2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2021 quy định:
a. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới khi tham gia bảo hiểm sẽ được cấp 1 giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm do mỗi doanh nghiệp chủ động thiết kế mẫu nhưng nhất thiết phải bao gồm các nội dung sau đây:
1/ Tên, địa chỉ của chủ xe cơ giới
2/ Số biển kiểm soát (hoặc số khung/số máy)
3/ Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô
4/ Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm
5/ Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba hoặc hành khách (đối với xe chở khách)
6/ Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn
7/ Thời hạn bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và thời hạn thanh toán phí bảo hiểm
8/ Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm
9/ Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý, và sử dụng theo quy định của Bộ khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận bảo hiểm
b. Cũng theo Điều 6, chương II của Nghị Định 03/2021/NĐ-CB thì Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc ô tô điện tử cũng chính thức được chấp nhận như Giấy chứng nhận bản giấy và cũng phải có đầy đủ thông tin như mục a. ở trên đã nêu
2. Ý nghĩa của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trong đời sống
Như đã nói ở Mục 1, ý nghĩa đầu tiên và đơn giản nhất của việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc là thể hiện việc tuân thủ quy định của Nhà nước, để tránh bị phạt khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là ý nghĩa rất nhỏ của việc tham gia bảo hiểm. Ý nghĩa quan trọng của Bảo hiểm này là giúp xã hội được ổn định hơn. Hãy thử tưởng tất cả các chủ xe ô tô đều không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì xã hội sẽ ra sao? Khi gây tai nạn cho bên thứ ba, rất nhiều chủ xe sẽ có thể sẽ bỏ trốn để tránh trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba. Nhiều trường hợp khác mặc dù không bỏ trốn nhưng cũng có thể chủ xe sẽ không có đủ khả năng tài chính để bồi thường cho người bị nạn khi mà số tiền bồi thường trở lên quá lớn, lên tới vài chục thậm trí vài trăm triệu đồng. Như vậy những nạn nhân không được tiền bồi thường cho những thiệt hại về người và tài sẽ bất đắc dĩ trở thành gánh nặng cho gia đình họ và cho xã hội. Bất ổn xã hội, chất lượng đời sống của người dân nói chung sẽ giảm xút. Ngược lại, khi tất cả chủ xe đều đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc, không phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ xe ô tô, tất cả các nạn nhân bị tai nạn đều được Công ty bảo hiểm chi trả theo thiệt hại thực tế. Chủ xe không cần phải trốn tránh trách nhiệm và từ đó, xã hội ổn định hơn, chất lượng đời sống xã hội được đảm bảo. Đây mới chính là ý nghĩa chính và quan trọng nhất mà Nhà nước ta hướng tới.
3. Phạm vi rủi ro được bảo vệ của bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô
3.1. Các trường hợp thuộc phạm vi bảo hiểm
Để hiểu được những trường hợp nào được bảo hiểm, những trường hợp nào không thuộc phạm vi bảo hiểm, chúng ta cần nắm được phạm vi rủi ro được bảo vệ của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc của PVI như sau:
– Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của bên thứ ba khi chủ xe ô tô vô ý, bất cẩn trong lúc tham gia giao thông gây ra.
– Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách khi chủ xe ô tô điều khiển xe chở khách gây ra cho hành khách trên xe, khi không may xe bị tai nạn trên đường tham gia giao thông
Dựa trên biên bản hiện trường của cảnh sát giao thông, kết luận về vi phạm giao thông và trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với chủ xe ô tô gây tai nạn, Bảo hiểm PVI sẽ đền bù cho bên bị hại theo thiệt hại thực tế và theo phán quyết của các cơ quan chức năng
3.2. Các trường hợp không được bảo hiểm PVI bồi thường
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
1/ Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại
2/ Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nếu người lái xe gây tai nạn đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, sau đó mới bỏ chạy thì không bị thuộc trường hợp loại trừ quyền lợi bảo hiểm
3/ Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc đã quá tuổi lái xe theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; Người lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là Không có Giấy phép lái xe
4/ Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: Giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại
5/ Lái xe điều khiển xe gây tai nạn mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của Pháp luật
6/ Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp, mất cướp trong vụ tai nạn
7/ Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt như: Vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt
4. Mức phí của bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc
Hiện nay, Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc tại PVI được áp dụng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC. Phí áp dụng cụ thể cho từng loại xe như sau:
4.1. Phí bảo hiểm bắt buộc các loại xe thông dụng
4.2. Phí bảo hiểm bắt buộc một số loại xe khác
1/ Xe tập lái:
Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại quy định mục III và mục V
2/ Xe taxi:
Tính bằng 170% của phí kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV
3/ Xe ô tô chuyên dùng:
– Phí bảo hiểm của xe ô tô cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe Pickup.
– Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục III
– Phí bảo hiểm của các loại xe chuyên dùng khác được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục V
4/ Đầu kéo rơ-moóc:
Tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ-moóc
5/ Xe máy chuyên dùng:
Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục V
6/ Xe buýt
Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ quy định tại mục II
5. Quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô
5.1. Hạn mức trách nhiệm bảo hiểm
– Đối với thiệt hại về người: 150.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
– Đối với thiệt hại về tài sản (do xe ô tô gây ra): 100.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.
5.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho Người được bảo hiểm (chủ xe cơ giới gây tai nạn hoặc lái xe gây tai nạn) số tiền mà người được bảo hiểm đã hoặc sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại
Trường hợp Người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường trực tiếp cho người bị hại hoặc người thừa kế của người bị hại (trong trường hợp người bị hại bị chết) hoặc người đại diện của người bị hại (trường hợp người bị hại bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ 6 tuổi)
5.3. Tạm ứng số tiền bồi thường bảo hiểm
Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên mua bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người bị hại, cụ thể:
a. Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm:
– 70% Số tiền bảo hiểm quy định/1 người/1 vụ trong trường hợp tử vong
– 50% mức trách nhiệm bồi thường thực tế trong trường hợp thương tật được điều trị cấp cứu
b. Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm
– 30% Số tiền bảo hiểm quy định/1 người/1 vụ trong trường hợp tử vong
– 10% mức trách nhiệm bồi thường thực tế trong trường hợp thương tật được điều trị cấp cứu
5.4. Mức chi trả bảo hiểm
a. Trường hợp rủi ro tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm (Tức là lỗi hoàn toàn do Chủ xe ô tô hoặc lái xe ô tô gây tai nạn) thì doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho Bên thứ ba (bên bị hại) theo Bảng tỷ lệ trả tiền thương tật được quy định tại Phụ lục I ban hành theo Nghị Định 03/2021/NĐ-CP. Mức bồi thường thực tế về thiệt hại đố với tài sản của bên thứ ba/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của bên gây tai nạn nhưng không vượt quá mức trách nhiệm của bảo hiểm
b. Trường hợp rủi ro tai nạn được xác định là lỗi hoàn toàn của bên thứ ba (bên bị nạn) thì doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về sức khỏe, thân thể của bên thứ ba số tiền = 50% mức quy định tại Phụ lục I của Nghị định 03.
6. Thủ tục tham gia bảo hiểm TNDS ô tô bắt buộc tại PVI
Trước khi quyết định đăng ký tham gia bảo hiểm, khách hàng nên tìm hiểu về sản phẩm bằng cách đọc kỹ nội dung bài viết để hiểu các thông tin cơ bản của sản phẩm nhằm sử dụng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự ô tô PVI một cách tốt nhất, phát huy tối đa quyền lợi chính đáng của người được bảo hiểm. Ngoài ra, PVI khuyến nghị khách hàng liên hệ yêu cầu chuyên viên PVI tư vấn đầy đủ thông tin về sản phẩm bằng cách gửi yêu cầu tư vấn qua các kênh kết nối trên website: baohiempvi.com như: Zalo, SMS, Nhắn tin Facebook Fanpage, gọi điện trực tiếp hoăc điền form đăng ký tư vấn để được chuyên viên PVI gọi lại tư vấn miễn phí: